Diễn Đàn Giao Lưu SV Cao Thắng

Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) kekeXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
13/4/2012, 8:40 pm
:)
GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat18
GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat10GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat12GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat13
GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat15ruabacdauGIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat17
GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat19GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat21GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Bgavat22
[CĐN - ĐTCN 11] - ruabacdau
Tước hiệu

GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke SinhVienIT.Net---19
Hiện Đang:
Profile ruabacdau
Tam trang

posts posts : 432
points points : 1226442
Thanked Thanked : 390
Tham gia23/02/2012
Tuổi Tuổi : 31
Đến từquận 7 - tp hcm
Humor : :)

Tài sản
Huân chương:
Tam trang

posts posts : 432
points points : 1226442
Thanked Thanked : 390
Tham gia23/02/2012
Tuổi Tuổi : 31
Đến từquận 7 - tp hcm
Humor : :)

GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke Vide10

Bài gửiTiêu đề: GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke

Tiêu đề: GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke

1. Chán như con gián
2. sành điệu củ kiệu
3. ăn chơi không sợ mưa rơi.
4. Chuổi cú
5. Tinh vi... sờ ti...con lợn.

- Buồn như con chuồn chuồn.
- Đói như con chó sói
- Sành điệu tiêu tiền triệu, dùng hàng hiệu
6. Tinh tướng ăn khoai nướng hoặc "ăn chim nướng".. he he
7. ngất trên giàn quất
8. cướp trên giàn mướp
9. hồn nhiên như cô Tiên
Nhỏ như con thỏ... ăn cỏ

Đơn giản như đan rổ

Dở hơi biết bơi...
1-"khệnh"
"Khệnh" là tính từ, luôn đi sau danh từ, đôi khi có thể đứng một mình coi như một câu cảm thán. Ví dụ : "Khệnh thật!"
"Khệnh" chỉ sự hài lòng cao độ của người nói về vấn đề đang thảo luận. Cái gì mà chúng ta thấy rất hài lòng đều có thể dùng tính từ "khệnh" được.
Ví dụ : Cái áo "khệnh" của sư CB thế mà chỉ có 30 eu thôi đấy.

2- "Bó tay a còng (@)"
"Bó tay a còng" hay còn gọi là "bó tay a gù" là một câu cảm thán chỉ sự bất lực của người nói.
Ví dụ : -Cái áo "khệnh" của sư CB thế mà chỉ có 30 eu thôi đấy.
-Bó tay a còng!!!

3- "kết nổ bát đĩa"
"Kết nổ bát đĩa" chỉ sự thoả mãn của người nói về một người con gái nào đó (dùng cho con gái chiếm 99%).
Phân tích thêm : trạng thái "nổ bát" + "nổ đĩa" hay "hiện tượng đĩa bay" chỉ sự oanh tạc của cô vợ ABC nào đó khi không hài lòng về anh chồng. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là anh chồng chán ghét cô vợ nên đi lăng nhăng với cô bồ XYZ nào đó.
Vì vậy "kết nổ bát đĩa" muốn ám chỉ là người nói rất thích cô gái (đang nói đến này) và chán con vợ ở nhà.

4, " À bênh " :
Cụm từ cảm thán có nguồn gốc từ từ " Ah bon " của tiếng Pháp, diễn tả trạng thái ngạc nhiên, lâng lâng cảm xúc trước một sự vật, một hiện tượng.
Ví dụ :
- Cái áo "khệnh" của bác thế mà chỉ có 30 eu thôi đấy.
- À bênh !!!

5, " Củ chuối " :
Cụm từ cảm thán bất ngờ thốt lên khi thấy một điều gì đó khó chịu, khó hiểu, ngây ngô, ngốc nghếch, đau đớn, ưu tư, vui buồn quá độ ... , diễn tả một trạng thái tổng hợp của rất nhiều trạng thái cảm xúc mà chẳng biết phải nói thế nào, ngoài " củ chuối ". Nguồn gốc ngữ nghĩa : giẵm phải vỏ chuối trước mặt đông người vừa bị đau, lại vừa xấu hổ. Người hay dùng trên forum : Xuân Hồi với câu nói cửa miệng " củ chuối Bách Khoa ". Ví dụ :
- Cái áo "khệnh" của bác thế mà chỉ có 30 eu thôi đấy.
- Củ chuối thế !!!

6. "... (đã) đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều ...., nhưng chưa thấy nơi nào (cái .... nào) khệnh như nơi này (cái .... này)".
Trước tiên để khoe khoang tầm hiểu của người nói về vấn đề đang đề cập. Thứ hai để chỉ cái tuyệt nhất, cái "the best", mà cái đó đang thuộc về người nói (cũng vẫn là khoe khoang, háo danh, háo lợi).
Kết luận chung : cụm từ chỉ sự khen vật nhưng ẩn dưới là sự tự mãn của người có vật đó.

Anh đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người nhưng chưa thấy ai khệnh như bác ABC
Anh đã đi nhiều nơi, bơi nhiều bể nhưng chưa thấy cái bể nào lắm gái đẹp như ở cái bể này
Anh đã đi nhiều nơi, tu ở nhiều chùa nhưng chưa thấy cái chùa nào khệnh như chùa xyz này
....

cấu trúc này để chỉ những cái "nhất". Thay vì nói "khệnh nhất", "lắm gái đẹp nhất", "hay nhất", "chuối nhất" ... thì nói như trên
Đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người nhưng chưa thấy ai có cái áo khệnh như của anh.

7. "vãi lúa"
Đây là động tính từ, luôn đi sau tinh từ chỉ sắc thái, số lượng (Ví dụ : hay vãi lúa, ngon vãi lúa, xinh vãi lúa, nhiều vãi lúa) nhằm chỉ sự ngạc nhiên đến thốt nên lời, chỉ sự khâm phục của người nói khi chứng kiếm điều gì đó "trên cả tuyệt vời". Có thể đứng độc lập coi như một câu biểu cảm.
Phân tích thêm : Đất Việt luôn là nước nông nghiệp, đa phần dân cư sống bằng nghề nông, vì vậy cụm từ bắt đầu từ một câu chuyện sau.
Ngày xưa, ở đất Việt, có anh Hai lúa (con cả gia đình nông dân nọ) đang sát lúa, phơi thóc thì thấy một cô gái đẹp đi qua, mặc độc cái yếm đào. Từ cha sanh mẹ đẻ anh cắm mặt xuống ruộng làm nông, chưa hề thấy cô gái nào, nhất là cô gái lại chỉ mặc độc cái yếm đỏ không thôi (ngày nay gọi là bikini ***y). Anh thẫn người, run rẩy theo từng bước đi nhịp nhàng nhún nhảy của cô ta (+sự chuyển động của cái yếm) và rổ thóc trên tay cứ lắc qua lắc lại làm vãi hết cả thóc ra ngoài.
Nên vì thế người ta mới gọi sự ngạc nhiên trước một cái mới lạ, một cái từ bé đến giờ chưa thấy, một cái ngoài trí tưởng tượng là "vãi lúa".
Ví dụ : - Cái áo "khệnh" của sư CB thế mà chỉ có 30 eu thôi đấy.
- Vãi lúa !!!

8- "rắc thính"
Là động từ, chỉ việc câu kéo con nhà lành bằng những lời đường mật để đạt được mục đích của mình (thường là mục đích xấu xa).
Phân tích thêm : Thời xưa, Khổng Tử đi câu cá, việc câu cá là để học lấy cái "nhẫn" cho người quân tử. Còn ngày nay, do thời gian quí báu và cũng do tính nhẫn nại không có, các bậc "nhỏ người" mới nghĩ ra cách đi câu đỡ tốn thời gian và sức lực nhất hay là cách câu optimal_tối ưu. Đó là rắc thật nhiều thính (vật có mùi hấp dẫn cá, khiến chúng bâu lại chỗ có thính). Vì vậy, thay việc ngồi hàng giờ đợi 1 con cá (dại dột) cắn câu thì anh "nhỏ người" có tới hàng chục con cá hay cả đàn cá bâu lại, lúc đó không việc gì phải câu bằng cần nhỏ, anh ta lôi câu chùm ra câu-hoặc lấy vợt ra vớt. Kết quả là anh ta có lớn hơn một con cá.

Luôn tiện kể 1 câu chuyện nhỏ :
Có một anh mới sắm con FX mới, ra đường khoe mẽ và thử động cơ cùng đoàn đua. Nhưng rồi anh bị cảnh sát cơ động ập tới bắt. Anh ấp úng :
-Cháu mới có con xe, ra dạo vài vòng cho nóng máy, cả đoàn đua sao các chú không bắt thằng khác, lại nhằm cháu mà bắt.
-Chú mày có đi câu bao giờ không?
-Có ạ, nhưng sao cơ ạ?
-Chú mày có thấy ai câu được cả đàn cá bao giờ không?

9-"Thiên tài"
Là danh từ, dùng để chỉ một người hàng ngày soi gương đều đặn và tự thấy là mình rất tài năng.
Phân tích thêm : để tự nhận là mình tài và cho mọi người biết rằng mình tài thì có rất nhiều cách, trực tiếp cũng như gián tiếp. Trực tiếp như tự vỗ ngực, vừa soi gương vừa chấp bút viết vài dòng thông cáo. Gián tiếp thì có kiểu khen người khác rồi bảo rằng cái tài của người khác đấy vẫn kém xa cái của mình (theo Newton vẫn nói là "đứng trên vai những người khổng lồ"). Nay "Thiên tài" là để chỉ một người không từ một thủ đoạn, một phương cách nào để cho mọi người biết là mình tài.
Ví dụ : thiên phóng sự hết sức dài hơi của sư Catbui về "thiên tài thể thao"

10-"Nghiên cứu khoa học" (viết tắt NCKH)- từ cũ nghĩa mới:
Mượn lời sư cụ từ Trường ca:
...
Sáng đỉnh đương mười giờ trở dậy
Chẳng vội gì, rồi cũng labo
Check mail đọc báo một giờ
Trưa rồi, đã có bạn chờ đờ rô
...
NCKH ở đây có thể là đọc báo (vnExpress...), chếch meo, chát hay đơn giản là chui vào nghía cái forum này...
Ví dụ: - Bác đi đâu đấy?
- NCKH
hoặc - Bác đang làm gì đấy?
- NCKH
Từ ngắn gọn nhưng mang đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa ở trong đó rồi đấy!

11. Xôi thịt
Xôi thịt vốn là 2 danh từ đơn, chỉ những loại thức ăn truyền thống của ông cha, vừa ngon lại vừa bổ. Đến Grenoble, 2 cái thằng đấy được ghép lại để trở thành tính từ. Xôi thịt để miêu tả hành động, tính cách của 1 con người chỉ biết đến những lợi ích nhỏ con,tầm thường mà đánh mất cái thanh cao, lãng mạn của cuộc sống;
VD1: Khi anh em đang mải trà đạo, thằng A lỏn lẻn, nhón 1 miệng thịt, cho vào miệng, vừa nhai vừa chúm chím...rất chi là xôi thịt.
VD2: Khi gặp các em gái, cụ C hoa chân múa tay, miệng ỏn ẻn..rất xôi thịt

12.Phù du:
Đây là một danh từ ghép dùng để mô tả thái độ dửng dưng, coi thường tiền bạc, vật chất, hay một giá trị tinh thần nào đó của một người trước một việc làm mà người khác cho là ghê gớm!

Ví dụ 1:

-Cái áo "khệnh" mà tao vừa mua những 30 eu cơ đấy!
+ À bênh! Dạo này tiêu xài kinh nhẩy! vãi lúa!
-Tiền bạc phù du! Đẽo gái mới là quan trọng!!

13.Cụm thành ngữ "vãi đái con gà mái"
Chỉ sự sửng sốt, hay tỏ thái độ khi thấy một thứ gì đó ngoài tầm hiểu biết của mình.
Ví dụ :
-Cái áo "khệnh" của bác 30eu cơ đấy!
- Vãi đái con gà mái!!!

tương tự nghĩa trên còn có cụm từ :

14."Vãi tè con cá mè"
Ví dụ :
-Cái áo "khệnh" của bác 30 eu cơ đấy!
- Vãi tè con cá mè!!!

15. đi tu

Từ này mới được đưa vào từ điển chưa lâu. Nó là bình phong để che đậy những việc làm mờ ám, vụ lợi, xôi thịt (xem 11).
VD: Tao phải quyết mua cái áo 30 euros này để đi tu cho khệnh

16. Đẽo gái.

Từ "đẽo" là một động từ rất hay và biểu cảm không những trong tiếng Việt mà còn trong cả tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Mỹ, tiếng Bồ Đào Nha, Braxin, Arập Saudi , afganishtan và cả tiếng Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Theo nghĩa cổ và cả hiện đại, từ đẽo dùng để chỉ hành động làm đẹp có ý thức của con người, ví dụ như đẽo tượng, đẽo con quay, đẽo chày, v..v và v..v.. Đẽo có nghĩa là đẽo gọt, tỉa tót những dị tật, khiếm khuyết mà mắt thường có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy. Làm cho đồ vật xù xì trở nên nhẵn nhụi và đáng yêu. Trong trường hợp này từ đẽo đã được nâng lên một tầm cao mới, đó là đẽo gái, đẽo gái có nghĩa là chúng ta (con trai) đang hoàn thiện phụ nữ, chúng ta làm cho phụ nữ trở nên đáng yêu, họ ăn nói dịu dàng, mặc quần áo đẹp, dùng eau de toillete hàng ngày, lại biết quan tâm đến người khác, thế có phải tác phẩm sau khi đẽo trở nên không chỉ có ích cho bản thân mà cho cả xã hội, cả cộng đồng, không đơn thuần mang ý nghĩa cá nhân mà còn mang cả tính cộng đồng và nhân loại cao.

Ví dụ:
- Cái áo "khệnh" mà tao vừa mua những 30 eu cơ đấy!
+ À bênh! Dạo này tiêu xài kinh nhẩy! vãi lúa!
-Tiền bạc phù du! Đẽo gái mới là quan trọng!!

17. Sờ trét
Nguồn gốc từ tiếng Tây (stress), sờ trét là 1 tính từ hoặc trạng từ nhằm mô tả trạng thái, hoàn cảnh, mức độ của 1 con người và hành động của họ. Sờ trét như 1 hòn gạch ném vào vào đầu 1 con người bị những tác động bất thường của công việc, tình cảm hoặc bất cứ 1 việc gì vớ vẩn. Sờ trét làm con người ta trở nên căng thẳng, rối răm, nói chung gây ra những tác động xấu, trừ 1 vài trường hợp đặc biệt (đếm lá làm thơ chẳng hạn )

VD: Từ ngày bị cái ông hói bóp cổ, tao sờ trét kinh khủng
- Sao bác không mặc cái áo da khệnh 150 eu?
+ Mặc thế ai bảo tao đi tu
- Chẳng nhẽ mua về treo?
+ Kệ bố tao, nhắm nhời
- Ông "sờ trét" vãi lúa.

18.Tính từ : "Lố"
Đây là một tính từ bổ nghĩa cho danh từ chỉ người, đồ vật, hay chỉ một hành động nằm ngoài khả năng tưởng tượng của người nghe+nhìn.
Tích xưa : Hồi xửa hồi xưa, có hai lão già quái nhân Quan ngoại, một lùn một cao, lùn thì béo tốt hồng hào như sư, cao thì gày nhỏng nheo, da đen xịt và lại cận thị. Hai lão học võ cùng một thầy, lại là bạn thân với nhau nên đi đâu cũng một cặp. Chỉ có điều cứ ông này mặc đồ sáng choé thì ông kia cũng phải mặc màu choé hơn hoặc đối ngược hẳn (không phải giống Hắc Bạch vô thường đâu nhé, hai ông này còn phối màu tởm hơn cơ - đọc tiếp sẽ rõ). Ông lùn mặc quần màu nõn chuối, áo da khệnh đen thì ông cao phải mặc áo T-shirt đỏ cộc tay tới nách, quần thì xà lỏn xẻ tà. Thế nên ai nhìn từ xa cũng thấy "lố nhố" hai đống. Đến gần thì càng thấy tệ hơn, không còn từ nào để tả, họ ngạc nhiên đến tắc họng, chỉ nói được mỗi từ "lố" (từ "lố" trong "lố nhố").

Ví dụ minh hoạ :
nhiều trung tâm thể hình, gặp nhiều người tập tạ, chưa thấy ai "ngực to" như mình. Cho tôi mượn cái áo để làm quả phanh ngực cái.
-"Lố" vừa vừa thôi! Loại ngực to không đáng mặc cái áo da 30 eu này của ta đâu.
+ Ông lố thế! Ai thèm mượn cái áo da 30 eu bẩn đấy, cái 150 eu để mốc trong tủ kia kìa.

19. Dạo này tao (anh, tớ, bọn tao, hê hê ...) thấy chú (mày, các chú, chúng mày) đi hơi xa rồi đấy .
Câu này dùng để chỉ những vấn đề tế nhị kiểu như "lố" nhưng không tiện nói ra, tuy nhiên câu này lại mang nhiều hàm ý trìu mến kiểu xoa đầu bóp mũi trẻ con nhiều hơn.

20. " Tát một phát văng mỏ ra bây giờ " :
Cụm từ diễn tả tâm trạng nóng giận bực bội bộc phát đột ngột của chủ thể trước những câu nói của một chủ thể khác.

Ví dụ :
- Cái áo của sư cụ khệnh thế mà chỉ có 30 euros thôi đấy
- Tao tát một phát văng mỏ ra bây giờ, 60 đấy

Ở trong sì gồng thì có:

Em nào điệu điệu, kiêu kiêu -> Chảnh bà cố
vd: Trông ghẹ kia xấu xấu, bửn bửn thế mà chảnh bà cố.

Giải quyết vấn đề gì khó khăn, gian khổ -> trần ai khoai củ
vd: không ngờ cái vụ này mà mần (làm) trần ai khoai củ wá trời.

bồ gọi là le le

Cảm thán: bà mẹ...VN Anh hùng.

- Đội nón: Có giáo viên hơi đanh đá , mắng học sinh vì cái tôi “ ngu lâu khó đào tạo”, nói mãi không chịu hiểu : Anh có biết câu “ lơ ngơ như bò đội nón “ không? Riêng anh thì đội 10 cái nón cũng không hết. Vậy suy ra khi dùng để chỉ ai lơ nga lơ ngơ thì dùng cụm từ “ đội 10 cái nón” là hiểu
- Rổ : Để ám chỉ những người hay hóng hớt thì dùng từ : Mấy cải rổ đấy, hoặc là 2 người đang nói chuyện riêng, thấy có người hóng hớt muốn nghe thì cũng ám hiệu là nhiều rổ đang giăng xung quanh đấy nhé.Giải thích :ở các vùng quê Việt Nam, hay úp rổ rá lên giàn bếp để lấy bồ hóng , hehhehehe
- Uốn dẻo : xuất phát từ câu tục ngữ “ Thổi kèn khen lấy “ để ám chỉ những người mắc bệnh tự kỷ, bệnh yêu bản thân thái quá, hay tự khen mình. Hihihi, cái này các mẹ thử đoán xem vì sao lại gọi là “ Uốn dẻo”. Ai nói đúng sẽ có “thưởng” hehheh

- Lượn lờ con cá cờ
- Tinh vi sờ ti con gà ri
- Hơn chứ làm gì ...đến (câu này em hay dùng lắm, VD bạn hỏi: mày đến 45 kg không? em: hơn chứ ..làm gì đến (đố các bác em bao nhiêu kg, hehe)
- Thần kinh dẫm phải đinh
~ điên dẫm phải xiên
~ Hâm dẫm phải cái mâm
~ Đơ đơ gặp đứa cà lơ

- Đời là đinh, tình là cái que, bố chồng là gà què, lè nhè là ăn đập.
- Buồn ơi là sầu
- Bực như con mực
- Xấu như con châu chấu
- Ghét như con bọ chét
- Xao xuyến như kim tuyến
- Ngất ngây như con gà tây
- Nhí nhảnh như con cá cảnh
- Hồn nhiên như con điên
- Buồn như con chuồn chuồn:



Tài Sản của ruabacdau
Tài sản
Huân chương:

Chữ ký của ruabacdau

GIẢI THÍCH NGÔN NGỮ @ ( coi đi rồi cười vỡ họng ) keke

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm). * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Giao Lưu Sinh Viên Cao Thắng  :: Thư giãn :: Truyện cười-

Powered by Forumotion® Version 2
Copyright ©2000 - 2011, Jelsoft Enterprises Ltd.
Designed by Quang TRiều
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng
Địa chỉ:65 Huỳnh Thúc Kháng,P.Bến Nghé,Q.1,TP.HCM
Bạn ơi, đăng ký đi Đăng ký