Diễn Đàn Giao Lưu SV Cao Thắng

Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Tai Lieu An Toan Lao DongXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
29/2/2012, 10:25 pm
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat18
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat10Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat12Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat13
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat15andinh0211Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat17
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat19Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat21Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat22
[CĐN - ĐTCN 11] - andinh0211
Tước hiệu

Tai Lieu An Toan Lao Dong SinhVienIT.Net---19
Hiện Đang:
Profile andinh0211
Tam trang

Tam trang

Tam trang

Tam trang

posts posts : 101
points points : 147769
Thanked Thanked : 2808
Tham gia29/02/2012
Tuổi Tuổi : 31
Đến từđến từ đâu hỏi để vô ăn trộm àk!!

Tài sản
Huân chương:
Tam trang

Tam trang

Tam trang

Tam trang

posts posts : 101
points points : 147769
Thanked Thanked : 2808
Tham gia29/02/2012
Tuổi Tuổi : 31
Đến từđến từ đâu hỏi để vô ăn trộm àk!!

Tai Lieu An Toan Lao Dong Vide10

Bài gửiTiêu đề: Tai Lieu An Toan Lao Dong

Tiêu đề: Tai Lieu An Toan Lao Dong

CÂU HỎI ÔN TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

Câu 1: Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động.
1. Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên,xã hội,kỹ thuật,kinh tế,tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ,công cụ lao động,đối tượng lao động,môi trường lao động,con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. những công cụ và phương tiện có tiện nghi,thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động,đối tượng lao động. đối với quá trình công nghệ,trình độ cao hay thấp,thô sơ,lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. môi trường lao động đa dạng,có nhiều yếu tố tiện nghi,thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt,độc hại,đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động.
2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Yếu tố nguy hiểm có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể,bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu,nguy hiểm,có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, cụ thể là:
-các yếu tố vật lý như nhiệt độ,độ ẩm,tiếng ồn,rung động,các bức xạ có hại,bụi…
-các yếu tố hóa học như hóa chất độc,các loại hơi,khí,bụi độc,các chất phóng xạ…
-các yếu tố sinh vật,vi sinh vật như các loại vi khuẩn,siêu vi khuẩn,ký sinh trùng, côn trùng,rắn…
-các yếu tố bất lợi về tư thế lao động,không tiện nghi do không gian chổ làm việc,nhà xưởng chật hẹp,mất vệ sinh…
-các yếu tố tâm lý không thuận lợi…
3. Tai nạn lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận,chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong,xảy ra trong quá trình lao động,gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động được phân ra: chấn thương,nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.
• Chấn thương: là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay hủy hoại một phần cơ thể người lao động,làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
• Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại,bất lợi(tiếng ồn,rung…) đối với người lao động. bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động. bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe người lao động một cách dần dần và lâu dài.
• Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất.

Câu 2 : Nêu nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động.
ở mỗi quốc gia công tác BHLĐ được đưa ra một luật riêng hoặc thành một chương về BHLĐ trong bộ luật lao động,ở một số nước,ban hành dưới dạng một văn bản dưới luật như pháp lệnh điều lệ…
các nhà lý luận tư sản lập luận rằng: “Tai nạn lao động trong sản xuất là không thể tránh khỏi,khi năng suất lao động tăng thì tai nạn lao động cũng tăng theo”. Họ nêu lên lý lẽ như vậy nhằm xoa dịu sự đấu tranh của giai cấp công nhân và che dấu tình trạng sản xuất thiếu các biện pháp an toàn.
Thực ra,số tai nạn xảy ra hàng năm ở các nước tư bản tăng lên có những nguyên nhân của nó. Chẳng hạn, công nhân phải làm việc với cường độ lao động quá cao,thời gian quá dài,thiết bị sản xuất thiếu các cơ cấu an tona2 cần thiết. nơi làm việc không đảm bảo điều kiện vệ sinh,chưa có chế độ bồi dưỡng thích đáng với người lao động…
Dưới chế độ XHCN,khi người lao động đã được hoàn toàn giải phóng và trở thành người người chủ xã hội,lao động đã trở thành vinh dự và nghĩa vụ thiêng liêng của con người. BHLĐ trở thành chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
ở Việt Nam quá trình xây dựng va phát triển hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.

Câu 3: Nêu mối liên hệ giữa BHLĐ và Môi Trường.
Vấn đề môi trường nói chung hay môi trường lao động nói riêng law vấn đề thời sự cấp bách được đề cập đến với quy mô toàn cầu.
Các nhà khoa học từ lâu đã biết được sự thải các khí gây “Hiệu ứng nhà kính” có thể lám trái đất nóng lên. Hiệu ứng nhà kính là kết quả hoạt động của con người trong quá trình sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ,than đá,khí đốt…) đã thải ra bầu khí quyển một khối lượng rất lớn các chất độc thại (trong số đó quan trọng nhất là CO2). Những khí độc này có xu hướng phản xạ ánh sáng,làm trái đất nóng dần lên.
Các nhà khoa học cho rằng trong vòng 50 năm nữa sự phát thải đó sẽ làm cho nhiệt độ tăng lên từ 1,5 º đến 4,5º. Trong suốt 30 năm qua, cứ 10 năm khu vực này lại tăng thêm 1 độ F. giờ đây các dòng sông băng ở Alaska va Bắc Xiberie đang bắt đầu tan chảy. điều này sẽ dẫn đến mực nước biển dâng cao,nhấn chìm một số miền duyên hải và những hồn đảo,là mầm móng của những trận bão lụt thế kỷ và những nguy cơ của thảm họa sinh thái. Trong năm 1997,hiện tượng EnNino đã làm nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển tang 0,43ºC.
Mấu chốt của tai họa,một phần chính nằm ở các hoạt động của con người. mỗi năm,con người đổ ít nhất 7 tỉ tán Cacbon vào bầu khí quyển. ngày nay khí CO2 trong không khí nhiều hơn khoảng 30% so với năm 1860. thế giới công nghiệp cung cấp khoảng một nửa lượng khí thải trên trái đất. trong bản danh sách về hiệu ứng nhà kính (do vệ tinh Mỹ xác định),vùng bị ô nhiễm nhiều nhất là khu vực ở biển Ban Tích,tiếp theo là bờ biển phía tayt Hàn Quốc…
Nếu con người hôm nay không thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt sự nóng lên của trái đất,thì không chỉ hôm nay mà cả thế hệ mai sau sẽ phải hứng chịu hậu quả to lớn do sự “nổi giận” của thiên nhiên.
Để có được một giải pháp tốt tạo nên một môi trường lao động phù hợp cho người lao động,đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành khoa học,được dựa trên 4 yếu tố cơ bản sau:
• Ngăn chặn và hạn chế sự lan tỏa các yếu tố nguy hiểm và có hại từ nguồn phát sinh. Biện pháp tích cực nhất là thay đổi công nghệ sản xuất với các nguyên liệu và nhiên liệu sạch,thiết kế và trang bị những thiết bị,dây chuyền sản xuất không lam ô nhiễm môi trường…
• Thu hồi và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm.
• Xử lý các chất thải trước khi thải ra để không làm ô nhiễm môi trường.
• Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.

Câu 4: Sự phát triển bền vững là gì ?
Phát triển bền vững là cách phát triển “thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau”.
Con đường đi lên phát triển bền vững không giống nhau đối với các nước đã công nghiệp hóa,các nước đang công nghiệp hóa mạnh và một số nước đang phát triển.
Phát triển bền vững có thể xem là một tiến trình đòi hỏi sự tiến triển đồng thời 4 lĩnh vực:kinh tế,nhân văn,môi trường và kỹ thuật. giữa các lĩnh vực có sự thúc đẩy lẫn nhau.
a/ Lĩnh vực kinh tế:
• Giảm dến mức tiêu phí năng lượng và nhũng tài nguyên khác qua những công nghệ tiết kiệm và qua thay đổi lối sống.
• Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của các nước khác.
• Đi đầu và hỗ trợ phát triển bền vững cho các nước khác.
• Giảm hàng nhập khẩu hay có chính sách bảo hộ mậu dịch làm hạn chế thị trường cho các sản phẩm của những nước nghèo.
• Sử dụng tài nguyên,kỹ thuật và tài chính để phát triển công nghệ sạch và công nghệ dùng it1tai2 nguyên.
• Làm cho mọi người tiếp cận tài nguyên một cách bình đẳng.
• Giảm chênh lệch về thu nhập và tiếp cận y tế.
• Chuyển tiền từ chí phí quân sự an ninh cho những yêu cầu phát triển.
• Dùng tài nguyên cho việc cải thiện mức sống thường xuyên.
• Loại bỏ nghèo nàn tuyệt đối.
• Cải thiện việc tiếp cận ruộng đất,giáo dục và các dịch vụ xã hội.
• Thiết lập ngành công nghiệp có hiệu suất để tạo công ăn việc làm và sản xuất hàng hóa cho thương mại và tiêu thụ.
b/ Lĩnh vực nhân văn.
• ổn định dân số.
• giảm di cư dân đến cá thành phố qua chương trình phát triển nông thôn.
• Xây dựng những biện pháp mang tính chất chính sách và kỹ thuật để giảm nhẹ hậu quả môi trường của quá trình đô thị hóa.
• Nâng cao tỷ lệ người biết chữ.
• Tiếp cận dễ dàng hơn với chăm sóc sức khỏe ban đầu.
• Cải thiện phúc lợi xã hội,bảo vệ tính đa dạng văn hóa và đầu tư vào vốn con người.
• Đầu tư vào sức khỏe và giáo dục phụ nữ.
• Khuyến khích sự tham gia vào những quá trình phúc lợi xã hội.
c/ Linh vực môi trường.
• Sử dụng có hiệu quả hơn đất canh tác và cung cấp nước bằng cách cải thiện cách canh tác nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao sản lượng.
• Tánh dùng quá mức phân hóa học và thuốc trừ sâu.
• Bảo vệ nước bằng cách chấm dứt lãng phí nước,nâng cao hiệu suất của các hệ thống nước,cải thiện chất lượng nước và hạn chế rút nước bề mặt,sử dụng nước tưới một cách thận trong…
• Bảo vệ đa dạng sinh học bằng cách làm chậm lại đáng kể và nếu có thể thì chặn đứng sự tuyệt diệt của các loài,sự hủy hoại nơi ở cũng như các hệ sinh thái.
• Tránh tình trạng không ổn định của khí hậu,hủy hoại tẩng o6zon do hoạt động của con người.
• Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sản xuất lương thực và chất đốt trong khi phải mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số. tránh mở đất nông nghiệp trên đất dốc hoặc đất bạc màu.
• Làm chận hoặc chặn đứng sự hủy hoại rừng nhiệt đới,hệ sinh thái san hô,rừng ngập mặn van biển,những vùng đất ngập nước hoặc các nơi độc đáo khác để bảo vệ tính đa dạng sinh học.
d/ Lĩnh vực kỹ thuật:
• Chuyển dịch sang nền kỹ thuật sạch và có hiệu suất tiêu thụ năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên khác mà không làm ô nhiễn không khì,nước và đất.
• Giảm phát thải C02 để giảm tỷ lệ tăng toàn cầu của khí nhà kính và sau cùng là giảm nồng độ của những khí này trong khí quyển.
• Cùng với thời gian phải giảm đáng kể sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tìm ra những nguồn năng lượng mới.
• Loại bỏ việc sử dụng CFCs để tránh làm tổn thương đến tầng ôzôn bảo vệ trái đất.
• Bảo tồn những kỹ thuật truyền thống với ít chất thải và chất ô nhiễm,những kỹ thuật tái chế chất thải phù hợp với hệ tự nhiên.
• Nhanh chóng ứng dụng những kỹ thuật đã được cỉ tiến cũng như những quy chế của Chính phủ về việc thực hiện những quy chế đó.

Câu 5: Hệ thống luật pháp,chế độ chính sách BHLĐ của Việt Nam. Một số điều của bộ luật lao động,Nghị định 06/CP và 1 số chỉ thị thông tư,học sơ đồ.
Hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ gồm 3 phần:
Phần I: Bộ luật lao động và các luật khác có liên quan đến ATVSLĐ.
Phần II: Nghị định 06/CP và các nghị định khác liên quan đến ARVSLĐ.
Phần III: Các thông tư,chỉ thị,tiêu chuẩn qui phạm ATVSLĐ.
Một số điều của Bộ luật lao động:
• Điều 29.Chương IV qui định hợp đồng lao động ngoài các nội dung khác phải có nội dung điều kiện về an toàn lao động,vệ sinh lao động.
• Điều 46. ChươngV qui định một trong những nội dung chủ yếu của thỏa ước tập thể là an toàn lao động,vệ sinh lao động.
• Điều 71. Chương VII qui định thời gian nghỉ ngơi trong thời gian làm việc,giữa hai ca làm việc.
• Điều 84. Chương VIII qui định các hình thức xử lý người vi phạm kỹ thuật lao động.
Nghị định 06/CP gồm 7 chương 24 điều:
Chương I. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
Chương II An toàn lao động,vệ sinh lao động.
Chương III Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Chương IV Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động,người lao động.
Chương V Trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Chương VI Trách nhiệm của tổ chức công đoàn.
Chương VII Điều khoản thi hành.

Các chỉ thị:
• Chỉ thị số 237/TTg (19/4/1996) của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác PCCC. Chỉ thị đã nêu rõ nguyên nhân xảy ra nhiều vụ cháy,gây thiệt hại nghiêm trọng là do việc quản lý và tổ chức thực hện công tác PCCC của các cấp,ngành cơ sở và công dân chưa tốt.
• Chỉ thi số 13/1998/CT-TTg (26/3/1998) của chính Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới. Đây là một chỉ thị rất quan trọng có tác dụng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước,vai trò,trách nhiệm của mọi tổ chức,cá nhân trong việc bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ,duy trì và cải thiện điều kiện làm việc,bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động trong những năm cuối của thế kỷ XX và trong thời gian đầu của thế kỷ XXI.

Các thông tư:
• Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH (28/5/1998) hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
• Thông tư số 08/TT-LĐTBXH (11/4/95) hướng dẫn công tác huấn luyện về ATVDLĐ.
• Thông tư số 13/TT-BYT (24/10/1996) hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động,quản lý sức khỏe của người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Câu 6: Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
Vấn đề này được quy định trong các điều 68,70,71,72,80,81 chương XII Bộ luật lao động,được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 và thong tư số 07/LĐTBXH ngày 11/4/1995.
a/ Thời gian làm việc:
- Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần. người sử dụng lao động có quyền quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được trái với quy định trên và phải thông báo trước cho người lao động biết.
- Thời gian làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc,độc hại,nguy hiểm theo danh mục do Bộ LĐTBXH ban hành kèm theo quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 và số 1692/LĐTBXH ngày 26/12/1996.
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ,nhưng không được quá 4 giờ/ngày và 200 giờ/năm. Đối với công việc đậc biệt nặng nhọc,độc hại,nguy hiểm người lao động không được làm thêm quá 3 giờ/ngày và 9 giờ/tuần.
- Thời gian tính làm việc ban đêm được quy định như sau:
+ Từ 22 đến 6 giờ sáng cho khu vực từ Thừa Thiên-Huế trở ra Bắc.
+ Từ 21 đến 5 giờ sáng cho khu vực tù Đà Nẵng trở vào Nam.

b/ Thời gian nghỉ ngơi.
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ,tính vào giờ làm việc.
- Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút,tính vào giờ làm việc.
- Người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
- Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày ( 24 giờ liên tục ) có thể vào ngày chủ nhật hoặc 1 ngày cố định khác trong tuần.
- Người lao động được nghỉ làm việc,hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: Tết dương lịch: 1 ngày, tết âm lịch:4 ngày, ngày chiến thắng(30/4 Dương lịch): 1 ngày, ngày Quốc tế lao động(1/5 Dương lịch): 1 ngày, ngày Quốc khánh(2/9); 1 ngày. Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép hàng năm,hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
 12 ngày nghỉ phép,đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
 14 ngày nghỉ phép,đối với người làm việc nặng nhọc,độc hại,nguy hiểm hoặc những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi.
 16 ngày nghỉ phép,đối với người làm việc đặc biệt nặng nhọc,độc hại,nguy hiểm.
- Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau: Kết hôn nghỉ 3 ngày,con kết hôn nghỉ 1 ngày, bố mẹ (cả bên vợ và bên chồng ) chết,vợ hoặc chồng chết,con chết nghỉ 3 ngày.

Câu 7 : Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động.
a/ Đối tượng và nhiệm vụ của VSLĐ.
VSLĐ là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của hững yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động,tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động,phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.
Trong sản xuất,người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau như mệt mỏi,suy nhược,giảm khả năng lao động,phát sinh các bệnh thông thường hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp. ví dụ trong gia công nóng yếu tố tác hại nghề nghiệp là do nhiệt độ cao,tiếng ồn,khói bụi… các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao động còn được gọi là những tác hại nghề nghiệp.
Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành các loại sau:
- Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất:
Bao gồm các yếu:
+ Các yếu tố vật lý và hóa học: điều kiện khí hậu,bức xạ điện từ,bức xạ cao tần,siêu cao tần,tiếng ồn,bụi và chất độc,chất phóng xạ…trong sản xuất.
+ Yếu tố sinh vật: vi khuẩn,siêu vi khuẩn,ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh.
- Tác hại liên quan đến tổ chức lao động:
Bao gồm các yếu tố:
+ Bố trí thời gian làm việc không hợp lý như làm việc liên tục,quá lâu,không nghỉ…
+ Bố trí công việc không hợp lý như cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe người lao động,sự hoạt động quá khẩn trương làm căng thẳng các hệ thống cơ thể và các giác quan…
+ Bố trí chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý.
+ Bố trí vị trí làm việc không hợp lý như tư thế gò bó,không thoải mái phải cúi lom khom,vặn mình…
+ Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể về trọng lượng,hình dáng kích thước…
- Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn:
Bao gồm các yếu tố:
+ Bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý như chiếu thiếu hoặc thừa ánh sáng…
+ Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu như nóng về hè,lạnh về đông…
+ Thiếu các trang thiết bị cho hệ thống thông gió,chống bụi,chống ồn,hút khí độc…
+ Thiếu trang bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng và bảo quản không tố…
+ Công tác thực hiện quy tắc VSLĐ và ATLĐ chưa tốt,chưa triệt để.
b/ Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp:
Tùy tình hình cụ thể,có thể áp dụng các biện pháp đề phòng sau:
- Biện pháp kỹ thuật công nghệ: bằng cách cải tiến kỹ thuật,đổi mới công nghệ,cơ khí hóa,tự động hóa, hạn chế dùng hoặc thay thế các chất có tính độc cao…
- Biện pháp kỹ thuật cá nhân : bằng cách cải tiến các hệ thống thông gió, chiếu sáng, hút bụi…để cải thiện điều kiện làm việc.
- Biện pháp phòng hộ cá nhân: dây là một biện pháp hỗ trợ nhưng trong một số điều kiện sản xuất cụ thể thì các phương tiện bảo vệ cá nhân đóng vai trò chủ yếu để bảo vệ người lao động trong sản xuất và phòng bệnh nghền nghiệp.
- Biện pháp tổ chức lao động khoa học: bằng cách thực hiện phân công lao động khoa học và hợp lý phù hợp với đặc điểm sinh lý của người lao động.
- Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe: bao gồm các công tác kiểm tra sức khỏe người lao động, khám tuyển để không chọn người mắc bệnh nào đó vào làm những vỉ trí bất lợi về sức khỏe. theo dõi sức khỏe người lao động thường xuyên và liên tục. tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện phục hồi lại khả năng lao động cho những người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính… thường xuyên kiểm tra VSATLĐ, cung cấp đầy đủ nước uống, thức ăn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 8: Các biện pháp chống tiếng ồn và rung động.
Công tác chồng tiếng ồn và rung động cần phải được nghiên cứu tỉ mỉ từ khi lập quy hoạch tổng thể mặt bằng nhà máy tới khi xây dựng các xưởng sản xuất, thiết kế quy trình công nghệ và trong quá trình sản xuất.
Các biện pháp cơ bản để chống ồn và rung động bao gồm:
a/ Biện pháp chung:
Khi lập tổng mặt bằng nhà máy cần nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng chống tiếng ồn và rung động để hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi nhà máy hoặc lan truyền ra ngoài nhà máy.
Giữa các khu nhà ở và nhà sản xuất, giữa các khu nhà sản xuất có tiếng ồn cần có khoảng cách tối thiểu và trồng các dải cây xanh bảo vệ để tiếng ồn không vượt mức cho phép.
Bế trí mặt bằng nhà máy cần chú ý tới hướng gió mùa chính trong năm nhất là vào mùa hè. Các xưởng gây ồn nên bố trí cuối hướng gió và không tập trung vào một nơi.
Cần thiết phải xây các buồng làm việc cách âm với nguồn tạo ồn, xây tường chắn âm, hoặc điều khiển từ xa các thiết bị quá ồn…
b/ Giảm tiếng ồn và rung động tại nơi pháp sinh:
Đây là biện pháp chống ồn chủ yếu bao gồm việc lắp ráp có chất lượng cao các nhà máy móc và động cơ, sửa chửa kịp thời các máy móc thiết bị, không nên sử dụng các thiết bị đã cũ, lạc hậu…
Gảm tiếng ồn tại nơi phát sinh có thể thực hiện theo các biện pháp sau:
- Hiện đại hóa thiết bị,hoàn thiện quá trình công nghệ bằng cách:
+ Tự động hóa quá trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa.
+ Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng trách hiện tượng cộng hưởng.
+ Thay thép bằng chất dẻo, tecxtolit, fibrôlit…, mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoặc vùng các hợp kim ít vang hơn khi va chạm.
+ Bọc các mặt thiết bị chịu rung động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có nội ma sát lớn như bitum, cao su, vòng phớp, amiăng, chất dẻo, matit đặc biệt.
+ Sử dụng bộ giảm rung bằng lò xo hoặc cao su để cách rung động.
+ Sử dụng các loại lớp phủ cứng hoặc mềm để hút rung động.
- Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng hợp lý:
+ Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người làm việc…
+ Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ cò thời gian nghỉ ngơi hợp lý, làm giảm thời gian có mặt của họ ỡ nhựng nơi có mức ồn ào.
c/ Biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền:
chủ yếu áp dụng các nguyên tắc hút âm và cách âm. Trên hình III.3 mô tả sự lan truyền sóng âm trên đường đi. Năng lượng âm lan truyền trong không khí thì một phần năng lượng bị phản xạ, một phần bị vật liệu của kết cấu hút và một phần xuyên qua kết cấu bức xạ vào phòng bên cạnh.
Sự phản xạ và hút năng lượng âm phụ thuộc vào tần số và góc tới của sóng âm, vào tính vật lý của kết cấu phân cách như độ rỗng,độ cứng, bề dày…
Vật liệu hút âm được phân thành 4 loại:
+ Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ.
+Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ.
+ Kết cấu công hưởng.
+ Những tấm hút âm đơn.
Vấn đề cách âm dựa trên nguyên lý khi sóng âm truyền tới bề mặt kết cấu nào đó thì kết cấu đó sẽ trở thành nguồn âm mới. công suất nguôn âm mới yếu đi bao nhiêu so với nguồn âm ban đầu thì khả năng cách âm của kết cấu đó càng tốt bấy nhiêu.
Để cách âm thông thường người ta làm vỏ bọc cho động cơ, máy nén và các thiết bị công nghiệp khác.
Vật liệu làm vỏ cách âm thường là bằn kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác.
Để giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc,liên kết giữa chúng không làm cứng, thậm chí làm vỏ hai lớp giựa là không khí.
Vỏ bọc nên đặt trên tấm đệm cách chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi.
Để chống tiếng ồn khí động người ta có thể sử dụng các buồng tiêu âm, ống tiêu âm và tấm tiêu âm. Trên hình III.4 và hình III.5 giới thiệu cấu tạo nguyên lý của ống tiêu âm và tấm tiêu âm.

Câu 9: Các biện pháp chống bụi.
a/ Biện pháp kỹ thuật;
- Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất sinh bụi để công nhân không phải tiếp xúc với bụi và bụi ít lan tỏa ra ngoài.
- Thay đổi bằng biện pháp công nghệ như vận chuyển bằng hơi,dùng máy hút,làm sạch bằng nước thay cho việc làm sạch bằng phun cát…
- Bao kín thiết bị và có thể cả dây chuyền sản xuất khi cần thiết.
- Thay đổi vật liệu sinh nhiều bụi bằng vật liệu ít sinh bụi hoặc không sinh bụi…
- Sử dụng hệ thống thông gió,hút bụi trong các phân xưởng có nhiều bụi.
b/ Biện pháp y học:
- Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ,pháp hiện sớm bệnh để chữa trị,phục hồi chức năng làm việc cho công nhân.
- Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân ( quần áo,mặt nạ,khẩu trang…)

Câu 10 Các biện pháp thông gió.
Dựa vào nguyên nhân tạo gió và trao đổi không khí,có thể chia biện pháp thông gió thành thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo. Dựa vào phạm vi tác dụng của hệ thống thông gió có thể chia thành thông gió chung và thông gió cục bộ.
a/ Thông gió tự nhiên:
Thông gió tự nhiên là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí từ bên ngoài vào nhà và từ trong nhà thoát ra ngoài thục hiện được nhờ những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió tự nhiên.
Dựa vào nguyên lý không khí nóng trong nhà đi lên còn không khí nguội xung quanh đi vào thay thế,người ta thiết kế và bố trí hợp lý các cửa vào và gió ra, các cửa có cấu tạo lá chớp khép mở được,làm lá hướng dòng và thay đổi diện tích cửa…để thay đổi được đường đi của gió cũng như hiệu chỉnh được lưu lượng gió vào,ra…
b/ Thông gió nhân tạo:
Thông gió nhân tạo là thông gió có sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ điện để làm không khí vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Trong thực tế thường dùng hệ thống thông gió thổi vào và hệ thống hút ra. Có 2 phương pháp để thông gió nhân tạo:
*Thông gió chung:
Là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có phạm vi tác dụng trong toàn bộ không gian của phân xưởng. Nó phải có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại tỏa ra trong phân xưởng để đưa nhiệt độ và nồng độ độc hại xuống dưới mức cho phép. Có thể sử dụng thông gió chung theo nguyên tắc thông gió tự nhiên hoặc theo nguyên tắc thông gió nhân tạo.
*Thông gió cục bộ:
Là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân xưởng. Hệ thống này có thể chỉ thổi vào cục bộ hoặc hút ra cục bộ.
- Hệ thống thổi cục bộ: Thường sử dụng hệ thống hoa sen không khí và thường được bố trí để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của công nhân, mà tại đó tỏa nhiều khí hơi có hại và nhiều nhất ( ví dụ như ở các lò nung,lò đúc,xưởng rèn…)
- Hệ thống hút cục bộ: Dùng dể hút các chất độc hại ngay tại nguồn sản sinh ra chúng và thải ra ngoài,không cho lan tỏa ra các vùng chung quanh phân xưởng. Đây là viện pháp thông gió tích cực và triệt để nhất để khử độc hại ( ví dụ các tủ hóa nghiệm,bộ phận bụi đá mài,bộ phận hút bụi trong máy dỡ khuôn đúc…)

Câu 11: Các quy tắc am toàn lao động nơi làm việc,làm việc tập thể.
Các quy tắc an toàn nơi làm việc.
Để người lao động được làm việc trong điều kiện lao động không có những nguy cơ trực tiếp gây ra tai nạn lao động cần tuân thủ những quy tắc sau:
- Không cất giữ chất độc ở nơi làm việc.
- Khi làm việc trên cao cấm người đi lại phía dưới, không nén đồ, dụng cụ xuống dưới.
- Nơi làm việc luôn được giữ sạch sẽ, dụng cụ,vật liệu được sắp xếp gọn gàng.
- Thực hiện theo các biện báo, các quy tắc an toàn.
- Chỉ được đi lại ở các lối đi dành riêng cho người đã được xác định.
- Khi đi lên xuống cầu thang phải vịn tay vào lan can.
- Không nhảy từ vị trí trên cao ( như giàn giáo ) xuống đất.
- Khi có chướng ngại vật trên lối đi phải dọn ngay để thông đường.
- Không bước, giẫm qua máy cắt, góc máy, vật liệu, thiết bị và đường dành riêng cho vận chuyển.
- Không đi lại trong khu vực có người làm việc bên trên hoặc có vật treo ở trên.
- Nhất thiết phải dùng mũ khi đi lại phía dưới máy.
Các quy tắc an toàn khi làm việc tập thể.
- Khi làm việc tập thể phải phối hợp chặt chẽ với nhau.
- Chỉ định người chỉ huy và làm việc theo tín hiệu người chỉ huy.
- Sử dụng dụng cụ thích hợp khi làm việc.
- Tìm hiểu kỹ trình tự và cách làm việc, tiến hành theo đúng trình tự.
- Khi đổi ca phải bàn giao công việc một cách tỉ mỉ, rõ ràng.
- Trước khi vận hành thiết bị phải chú ý quan sát người xung quanh.

Câu 12: Trình bày những hiểu biết của em về môi trường là yếu tố sản xuất.
- Môi trường là sản phẩm tự do.
ở góc độ kinh tế doanh nghiệp thì môi trường được coi là sản phẩm tự do, nếu như việc sử dụng nó không phải chi phí. Điều đó cụng có giá trị, nếu như nó gây nên chi phí chung cho nền kinh tế và để điều chỉnh thiệt hại đó, nó được điều tiết qua thuế và các loại lệ phí và như vậy, chi phí được phân bố lại cho đối tượng chịu thuế và chi phí. Thế nhưng trong mục II để giải trình giá thành của các yếu tố kinh điển cơ bản tăng lên với sự khan hiếm của yếu tố môi trường, thì đó là kết quả của quá trình phân bổ chi phí. Nguyên nhân của nó là chi phí cần thiết để bảo vệ môi trường, như lệ phí, chi phí theo yêu cầu cụ thể và chi phí cho rủi ro ngày càng tăng.
- Môi trường lá sản phẩm của cộng đồng.
Một thực tế là đại bộ phận sản phẩm của môi trường là sản phẩm của cộng đồng. điều đó dẫn đến việc sản phẩm đó không chia được và cũng không bán được. người ta có thể tự nguyện tham gia để tạo ra nó. Bởi lẽ, người nào cũng có thể sử dụng sản phẩm cộng đồng đó, về nguyên tắc là không cấm đoán, do đó người ta đã sử dụng tùy ý má không cần phải đóng góp chi phí. Chính vì thế môi trường không có nhu cầu và vì vậy nó cũng không có thị trường.
Đặc tính đầu vào của môi trường là nơi tiếp nhận đầu ra không mong muốn,là sử dụng môi trường để tiếp nhận đầu ra không mong muốn cũng giống như việc sử dụng môi trường làm đầu vào, bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ và các yêu cầu về đất, nước, không khí và cảnh quan cho sản xuất. song cái đó là một tiềm năng có hạn và như vậy, nếu xem nó là một sản phẩm thì đớ cũng là một sản phẩm khan hiếm, điều mà cho đến nay người ta vẫn thường bỏ qua. Bên cạnh thực tế là nó không gây nên chi phí cho một ngành kinh tế nào cho nên người ta đã không nhìn nhận được đặc tính đầu vào của môi trường là nơi tiếp nhận không thể bỏ qua được đối với chất thải của sản xuất và tiêu dùng.
- Môi trường là yếu tố tiêu dùng và là yếu tố tiềm năng.
Yếu tố tiêu dùng của môi trường bị mất đi dặc tính là một sản phẩm độc lập với quá trình chuyển hóa của nó. Yếu tố tiềm năng của môi trường sẽ mất đi giá trị từ thời điểm nó được khai thác và không còn giá trị nữa theo thời gian. Nhu cầu về môi trường chỉ có trong sản xuất hay tiêu dùng và có khả năng tránh né được từng phần, nếu như đầu ra không mong muốn tuy có tác hại cho môi trường, song bằng phương pháp thích hợp (tái sinh, chuyển hóa ) các yếu tố tác hại đó sẽ phần nào mất đi ảnh hưởng đến môi trường. tuy nhiên sự phân định môi trường là yếu tồ sản xuất như vậy cũng còn phải kiểm định lại và phân hóa lại. qua phân tích tài nguyên thiên nhiên theo góc độ tiềm năng thì người ta đã đi đến kết luận lá: có nhiều tiêu chuẩn cho yếu tố tiềm năng đã đạt được (không phân chia được, không vận động, có giới hạn, sử dụng thay thế được).
- Sự khan hiếm định suất và sự khan hiếm tích tụ.
Một vấn đề tiêu biểu khi coi môi trường là yếu tố sản xuất (kể cả khía cạnh là nơi cung cấp đầu vào và cả khía cạnh là nơi tiếp nhận đầu ra ) đã dẫn đến khái niệm mới về sự khan hiếm. đối với những nguyên liệu tái tạo được (như cây và con ) sẽ cho thấy sự khabn hiếm về định suất. điều đó có nghĩa là mhu cầu đòi hỏi về mặt môi trường được coi là vấn đề, một khi định suất khai thác thường xuyên vượt quá định mức tái tạo. điều đó cũng có giá trị đối với môi trường là nơi thu nhận đầu ra không mong muốn, ví du: đất,không khí và nước chỉ có khả năng hấp thụ một lượng ô nhiễm nhất định nào đó. Nếu như định suất ô nhiễm không vượt quá mức giới hạn thì nó vẫn chưa bị ô nhiễm vĩnh cửu, mặc dù có ô nhiễm. trong trường hợp đó mặc dù môi trường vẫn được xem là yếu tố sản xuất không thể bỏ qua được nhưng nó không gây nên chi phí gì cho nền kinh tế chung hay cho từng đơn vị kinh tế riêng lẻ. chỉ một khi sự ô nhiễm vượt quá ngưỡng định suất khai thác hay định suất tiếp nhận, có nghĩa là vượt quá khả năng tái tạo hô hấp của môi trường thiên nhiên, thì nó mới gây nên chi phí về sự khan hiếm. ví dụ : khai thác gỗ trong rừng, chất thải hữu cơ trong nước và đất, đánh bắt cá, săn bắn…
Khác với sự khan hiếm định suất là nhu cầu về môi trường mà trong đó, sự tái tạo thiên nhiên chỉ có thể thực hiện được trong một thời gian rất dài và cũng có khi là không thực hiện được, trong khan hiếm tích tụ thì yêu cầu của môi trường có khác và về bản chất, nó là một quá trình không tái tạo lại được. ví dụ: ở đây là việc khai thác nguyên liệu khoáng sản và nguyên liệu hóa thạch (kim loại, dầu mỏ, than) và trả lại thiên nhiên những chất thải trong đó có chất độc hại như: kim loại nặng, tia xạ…

Câu 13: Trình bày những hiểu biết của em về nghị định thư KYOTO. Nêu các thành tựu của VN về môi trường.
a/ Nghị định thư KYOTO.
Nghi định thư KYOTO là một cam kết của các nước tham gia được tiến hành dựa trên nguyên tắc Khung của LHQ về vấn đề biến đổi khí hậu. đó là quá trình nhằm cắt giảm khí C02 và 5 loại khí gây nên hiệu ứng nhà kính, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Emission trading nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.
Mức trần được quy định cho các nước tham gia cụ thể là 8% cho Liên minh Châu Âu, 7% cho Hoa Kỳ,6% cho Nhật Bản… mức hạn ngạch tăng cho phép của Úc là 8% và 10% cho Iceland.
Các nền kinh tế nhóm nước đang phát triển tham gia KYOTO Protocol không bị bắt buộc phải giới hạn lượng khí thải,nhưng sẽ nhận được lượng hạn ngạch carbon cho phép,vốn có thể bán cho các nước phát triển một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia này.
Mục tiêu chính đặt ra nhằm cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường
b/ Các thành tựu của VN về môi trường.
về cơ bản đã bổ sung,hoàn chỉnh hệ thống chính sách,luật pháp về đất đai. Thực hiện các chính sách và biện pháp chống thoái hóa đất,sa mạc hóa và ô nhiễm đất. giao khoán rừng cho các hộ gia đình,sản xuất theo mô hình nông-lâm kết hợp,phát triển trồng cây trên sườn đất dốc,sử dụng bền vững đất ngập mặn,quản lý đất theo lưu vực sông và đất ven bờ.
đã ban hành các chính sách liên quan: Luật khoáng sản,Luật thuế tài nguyên,giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô…
đưa độ che phủ của rừng năm 2006 tăng 11% so với năm 1990,tỷ lệ che phủ rừng hiện nay đạt khoảng gần 40%.

Tài Sản của andinh0211
Tài sản
Huân chương:

Chữ ký của andinh0211
29/2/2012, 10:29 pm
:)
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat18
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat10Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat12Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat13
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat15ruabacdauTai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat17
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat19Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat21Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat22
[CĐN - ĐTCN 11] - ruabacdau
Tước hiệu

Tai Lieu An Toan Lao Dong SinhVienIT.Net---19
Hiện Đang:
Profile ruabacdau
Tam trang

posts posts : 432
points points : 1226442
Thanked Thanked : 390
Tham gia23/02/2012
Tuổi Tuổi : 31
Đến từquận 7 - tp hcm
Humor : :)

Tài sản
Huân chương:
Tam trang

posts posts : 432
points points : 1226442
Thanked Thanked : 390
Tham gia23/02/2012
Tuổi Tuổi : 31
Đến từquận 7 - tp hcm
Humor : :)

Tai Lieu An Toan Lao Dong Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: Tai Lieu An Toan Lao Dong

Tiêu đề: Tai Lieu An Toan Lao Dong

bài của aBình post mà coppy wa đây chi zậy

Tài Sản của ruabacdau
Tài sản
Huân chương:

Chữ ký của ruabacdau
2/3/2012, 1:03 pm
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat18
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat10Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat12Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat13
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat15dungckc93Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat17
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat19Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat21Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat22
[CĐN - ĐTCN 11] - dungckc93
Tước hiệu

Tai Lieu An Toan Lao Dong SinhVienIT.Net---12
Hiện Đang:
Profile dungckc93
Tam trang

Tam trang
posts posts : 79
points points : 44885
Thanked Thanked : 113
Tham gia18/02/2012
Tuổi Tuổi : 31
Đến từMỹ Long Cao Lãnh Đồng Tháp Citi

Tài sản
Huân chương:
Tam trang

Tam trang
posts posts : 79
points points : 44885
Thanked Thanked : 113
Tham gia18/02/2012
Tuổi Tuổi : 31
Đến từMỹ Long Cao Lãnh Đồng Tháp Citi

Tai Lieu An Toan Lao Dong Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: Tai Lieu An Toan Lao Dong

Tiêu đề: Tai Lieu An Toan Lao Dong

ex dài wá sa0 học nụ ta?

Tài Sản của dungckc93
Tài sản
Huân chương:

Chữ ký của dungckc93
2/3/2012, 1:35 pm
Trời ơi! Chán quá đi thui ak
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat18
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat10Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat12Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat13
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat15AdminTai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat17
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat19Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat21Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat22
[CĐN - ĐTCN 11] - Admin
Tước hiệu

Tai Lieu An Toan Lao Dong SinhVienIT.Net---20
Hiện Đang:
Profile Admin
Tam trang

Tam trang

Tam trang
posts posts : 231
points points : 1225902
Thanked Thanked : 109
Tham gia26/01/2012
Tuổi Tuổi : 34
Đến từTiền Giang
Humor : Trời ơi! Chán quá đi thui ak

Tài sản
Huân chương:
Tam trang

Tam trang

Tam trang
posts posts : 231
points points : 1225902
Thanked Thanked : 109
Tham gia26/01/2012
Tuổi Tuổi : 34
Đến từTiền Giang
Humor : Trời ơi! Chán quá đi thui ak

Tai Lieu An Toan Lao Dong Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: Tai Lieu An Toan Lao Dong
https://toiyeuloptoi.forum-viet.com

Tiêu đề: Tai Lieu An Toan Lao Dong

ráng mà học đi bồ oi oo

Tài Sản của Admin
Tài sản
Huân chương:

Chữ ký của Admin
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat18
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat10Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat12Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat13
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat15Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat17
Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat19Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat21Tai Lieu An Toan Lao Dong Bgavat22
[CĐN - ĐTCN 11] - Sponsored content –
Tước hiệu

Hiện Đang:
Profile Sponsored content

Tai Lieu An Toan Lao Dong Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: Tai Lieu An Toan Lao Dong

Tiêu đề: Tai Lieu An Toan Lao Dong

Tài Sản của Sponsored content
Chữ ký của Sponsored content

Tai Lieu An Toan Lao Dong

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm). * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Giao Lưu Sinh Viên Cao Thắng  :: Góc học tập :: Tài liệu học tập-

Powered by Forumotion® Version 2
Copyright ©2000 - 2011, Jelsoft Enterprises Ltd.
Designed by Quang TRiều
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng
Địa chỉ:65 Huỳnh Thúc Kháng,P.Bến Nghé,Q.1,TP.HCM
Bạn ơi, đăng ký đi Đăng ký